Những tình huống sư phạm thường gặp ở tiểu học và cách giải quyết

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Mục lục nội dung

Những tình huống sư phạm thường gặp ở tiểu học và cách giải quyết

Những tình huống sư phạm thường gặp khi dạy học sinh tiểu học nên xử lí ra sao? Đó cũng là thắc mắc của nhiều thầy cô dạy cấp 1. Bài viết sẽ giới thiệu một vài tình huống và cách xử lí. Qua đó thầy cô có thể tham khảo để xử lí nếu nó xảy ra.

tình huống sư phạm thường gặp

Tình huống sư phạm thường gặp: Cha mẹ răn đe, đánh học sinh trước mặt thầy cô

Một trong những tình huống sư phạm thường gặp đó là: Cha mẹ đánh con, mắng con trước mặt thầy cô. Một tình huống điển hình rất hay xảy ra. Đó là khi học sinh cá biệt, lười học trong một thời gian dài. Và giáo viên gặp trực tiếp cha mẹ bé để chia sẻ. Với mong muốn tìm ra hướng giải quyết tốt để bé học tập tốt hơn, tập trung hơn. Tuy nhiên, khi giáo viên chia sẻ trực tiếp với phụ huynh, có học sinh đang ở đó. Khi nghe đến khuyết điểm của con, cha mẹ đã lập tức hành động để “dạy” con. Bằng cách đánh con ngay trước mặt thầy cô giáo của con. 

tình huống sư phạm thường gặp

Hướng giải quyết như sau: Với không khí đang rất căng thẳng, giáo viên nên làm dịu bớt căng thẳng. Sau đó chia sẻ với phụ huynh rằng bạn đến để thông báo tình hình học của học sinh. Mong muốn cùng cha mẹ tìm ra hướng tốt nhất để giúp trẻ tập trung học. Và sẽ có kết quả học tập tốt hơn trong tương lai. Đồng thời cũng khéo léo nói với phụ huynh. Việc đánh con không giúp trẻ trở nên tốt hơn mà khiến trẻ tổn thương cả tinh thần và thể xác. Nên trò chuyện để thấu hiểu những khó khăn mà con đã đang trải qua. Từ đó thông cảm, bao dung và tìm cách giải quyết nhanh chóng.

Học sinh yếu có kết quả học tập cao bất ngờ 

Có những tình huống sư phạm thường gặp đôi khi giáo viên nếu không có kinh nghiệm sẽ khó xử lý. Nếu không biết cách giải quyết sẽ gây áp lực cho học sinh, hoặc khiến em cảm thấy xấu hổ.  

Một trường hợp điển hình hay gặp đó là khi chấm bài kiểm tra. Bất ngờ giáo viên thấy có em học sinh học lực yếu, hoặc trung bình yếu. Thế nhưng bài kiểm tra đó lại làm tốt không ngờ. 

tình huống sư phạm thường gặp

Hướng giải quyết là: Bạn đừng gọi em ấy đứng lên giữa lớp và hỏi tại sao bài kiểm tra đó học sinh làm tốt. Vì cách hỏi như vậy rất khó xử lí được vấn đề này.

Việc cần làm đó là khi giáo viên trả bài kiểm tra. Hãy khen ngợi và tuyên dương những học sinh có điểm tốt trong đợt kiểm tra. Sau đó hãy khéo léo nhờ em có điểm cao lên giải lại bài. Để cho những bạn làm chưa tốt theo dõi. Với cách xử lí  này, sẽ giải đáp được thắc mắc của giáo viên và có 2 trường hợp:

  • Học sinh tự giải lại bài rất tốt, làm bài trong thời gian ngắn. Điều đó chứng tỏ rằng em học sinh học lực yếu đã học tập tiến bộ hơn.
  • Em học sinh chần chừ, lúng túng không thể giải được bài. Nếu điều đó xảy ra. Giáo viên đừng vội kết tội hoặc lấy làm ví dụ để răn đe việc copy bài. Hãy tế nhị chia sẻ với học sinh khi chỉ có giáo viên và học trò. Đồng thời hãy cho học sinh thời gian để em ấy thay đổi. Khích lệ học sinh cố gắng tự học tập để đạt kết quả tốt. 

Làm giáo viên chủ nhiệm của một lớp quá ít nói, quá trầm

Có những tình huống sư phạm thường gặp đôi khi phải dành thời gian dài để xử lí. Ví dụ như bạn được ban giám hiệu phân công làm giáo viên chủ nhiệm. Sau một thời gian dạy và theo dõi các em trong lớp. Bạn phát hiện ra các thành viên trong lớp rất ít nói, ít phát biểu. Hầu như hoạt động tập thể của trường của lớp đều không sôi động.

Hướng giải quyết: Bạn phải tìm hiểu, phân tích tâm lí để hiểu các em hơn. Đồng thời xem tại sao các em lại không hứng thú tham gia các hoạt động. Cũng như trong giờ học lí do vì sao học sinh lười phát biểu. Sau khi đã hiểu lí do rồi sẽ có hướng giải quyết cụ thể cho từng trường hợp.

Một số những gợi ý cách giải quyết khi lớp học quá trầm:

  • Khi các em có hoạt động nổi bật, có động thái tích cực trong học tập, sinh hoạt. Hãy dành lời khen, khích lệ các em.
  • Tổ chức những buổi tham quan, dã ngoại để giáo viên chủ nhiệm gần các em hơn. Hiểu tâm tư tình cảm cũng như những tâm sự của các em.
  • Khi những học sinh nào mạnh dạn tham gia hoạt động của trường. Giáo viên chủ nhiệm nên có sự khích lệ cụ thể.
  • Sáng tạo, tổ chức cuộc thi đua học tập giữa các nhóm trong lớp.

Với một vài gợi ý trên, hy vọng giáo viên sẽ có thêm tham khảo. Để giải quyết tình trạng học sinh trầm, ít nói của lớp mình.

Những tình huống sư phạm thường gặp trong trường học là rất nhiều. Và sẽ còn rất nhiều nữa những tình huống lạ, chưa từng gặp bao giờ. Điều quan trọng là giáo viên phải tích lũy kinh nghiệm, vốn sống. Và có một tấm lòng mong muốn những điều tốt nhất cho học sinh. Có như vậy, với bất cứ tình huống sư phạm tiểu học nào cũng đều có hướng giải quyết tốt nhất!

5/5 - (203 bình chọn)

Để lại Lời nhắn