Giáo án luyện chữ đẹp: Những kỹ năng cơ bản tập viết, luyện chữ

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh, mực Pelikan Đức và Pilot Nhật chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Mục lục nội dung

Những kỹ năng cơ bản tập viết, luyện chữ

MỤC TIÊU BÀI HỌC: Những kỹ năng cơ bản tập viết, luyện chữ

  • Khảo sát chất lượng chữ viết của các em học sinh trong cùng một lớp, thống kê lỗi sai mà học sinh gặp phải

  • Phân tích lỗi sai của các em học sinh, tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp định hướng sửa các lỗi sai trong tập viết, luyện chữ đẹp.
  • Sau bài học, học sinh sẽ nắm được những kỹ năng cơ bản về: Tư thế ngồi học đúng, cách để vở khi viết bài, có phương pháp cầm bút đúng. Hình thành một số phản xạ có điều kiện khi luyện viết. Có thể viết đúng một số nét cơ bản trong tập viết và luyện chữ đẹp.
  • Học sinh nhận thức đúng về vai trò của chữ viết tay. Định hướng luyện chữ đẹp cơ bản. Say mê, yêu thích và hứng thú với tập viết và luyện chữ đẹp

CHUẨN BỊ

Giáo viên

Chuẩn bị bài giảng, giáo án cùng một số tài liệu minh họa về các nét cơ bản trong tập viết và luyện chữ đẹp. Tìm hiểu một số gương luyện chữ định hướng cho học sinh như: Nguyễn Siêu,… Hoặc chia sẻ kinh nghiệm và nét chữ của bản thân người dạy.

Học sinh(Học viên)

Chuẩn bị tinh thần học tập thoải mái nhất, có đầy đủ bút, vở và học liệu. Tham gia quá trình tiếp thu bài giảng và thực hành nét chữ cơ bản. Với học sinh cần chuẩn bị bảng con, phấn trắng. Có thể chuẩn bị thêm cá định vị cầm bút đúng, bút chì 2B. 

Tiến trình các hoạt động rèn kỹ năng cơ bản tập viết, luyện chữ đẹp

Hoạt động 1: Ổn định lớp, điểm danh, làm quen với lớp

  • Giáo viên: Ổn đinh lớp học, điểm danh kiểm tra sĩ số. Phổ biến nội quy học tập và chương trình học tập.
  • Gây hứng thú cho học sinh bằng phương pháp kể chuyện, nêu gương. Hoặc lấy ví dụ trực quan bằng các mẫu chữ viết chuẩn. Thêm phần sôi nổi cho lớp học bằng một bài viết chuẩn bị sẵn.

Hoạt động 2: Khảo sát chữ viết của học sinh(học viên)

(Lưu ý hoạt động này chỉ diễn ra với các em học sinh đã nhận biết tốt mặt chữ. Hoặc học viên là người lớn luyện chữ đẹp)

  • Giáo viên dùng một bài thơ, văn xuôi để khảo sát chữ viết của học sinh.
  • Thu bài và nhận xét chung bài viết của học sinh. Lên lịch trả từng bài với nhận xét cụ thể dành cho từng học sinh(học viên luyện chữ đẹp).

Hoạt động 2: Áp dụng cho học sinh(học viên) chưa nhận biết tốt chữ cái và mặt chữ khi viết

1. Tư thế ngồi viết đúng

Tư thế ngồi viết đúng

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

  • Giáo viên hướng dẫn học sinh ngồi viết với tư thế ngồi viết đúng
  • Lặp lại hướng dẫn nhiều lần cho học sinh ghi nhớ.
  • Lưu ý những lỗi sai thường gặp về tư thế ngồi viết của học sinh để kịp thời uấn nắn
  • Tư thế ngồi: Ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào bàn, vai thẳng bằng.
  • Đầu hơi cúi tự nhiên và hơi nghiêng sang trái
  • Mắt cách vở 25cm đến 30 cm là đúng.
  • Tay trái giữ vở, tay phải cầm bút, chân chụm lại để phía trước cho thoải mái.

Phát triển năng lực quan sát, học hỏi và thực hành của học sinh. Trước khi bắt đầu việc tập viết và luyện chữ đẹp

2. Cách để vở, tư thế cầm bút, luyện tay

tư thế càm bút đúng

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

  • Hướng dẫn học sinh để vở đúng cách. Với những lưu ý cần thiết. Hãy hướng dẫn học sinh và chú ý sửa lỗi cho học sinh
  • Giáo viên hướng dẫn về tư thế cầm bút đúng. Lưu ý nên biểu diễn trực quan cho các em học sinh có thể quan sát và thực hành theo. Có thể sử dụng cá định vị cầm bút giúp các em học sinh cầm bút đúng khi viết.
  • Giáo viên chú ý quan sát để sửa lỗi cầm bút kịp thời cho các em học sinh. Nên cho học sinh thực hành đến khi thành thạo kỹ năng cầm bút đúng.
  • Bài tập luyện tay với hướng dẫn cử động cơ bản nhất. Rèn luyện phản xạ có điều kiện cho học sinh.
  • Vở để ngay ngắn trên mặt bàn. Sau đó mở vở lưu ý không gấp đôi. Sau đó đặt hơi nghiêng sang trái khoảng 15 độ
  • Cầm bút bằng 3 ngón tay gồm: Ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngón giữa ở dưới, ngón trỏ ở trên, ngón cái ở phía ngoài, bút tiếp xúc ở 3 đầu ngón tay. Cổ tay thẳng sao cho ngón cái thẳng với cánh tay. Bút để xuống vở bàn tay ở tư thế nghiêng, cây bút tạo với mặt giấy một góc 450  và nghiêng về phía người viết, gần như song song với mép vở, ngòi bút để úp xuống.
  • Luyện tay: Khi viết cử động cơ bản bằng ba ngón tay theo các hướng lên xuống sang phải, trái, xoay tròn. Cổ tay, cánh tay phối hợp dịch chuyển bút nhẹ nhàng theo chiều ngang.

Phát triển năng lực quan sát và thực hành đúng. Có những kỹ năng cơ bản cần thiết trước khi bắt đầu việc tập viết và luyện chữ đẹp

quy ước đường kẻ đơn vị ô li

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh(học viên) các nét cơ bản trong tập viết và luyện chữ đẹp

Luyện tập các nét cơ bản trong tập viết và luyện chữ đẹp. Giáo viên kẻ bảng theo ô ly trong vở học sinh. Giúp học sinh có thể quan sát trực quan trong quá trình học

GIÁO VIÊN

HỌC SINH

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

Giáo viên giới thiệu với học sinh về một số khái niệm:

  • Quy ước đơn vị chữ (đvc) đường kẻ ngang, dọc, ô li.
    Đường kẻ (đk) ngang gồm đường kẻ đậm, đường kẻ 1, đường kẻ 2.
  • Khoảng giới hạn giữa hai đường kẻ ngang là một li. Ô giới hạn giữa hai đường kẻ ngang và hai đường kẻ dọc là ô li đơn vị chữ (đvc)

Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các nét cơ bản: Viết mẫu phân tích kết hợp hỏi Học sinh về chiều cao. Độ rộng hình dáng nét chữ. Điểm đặt bút, hướng di chuyển.

Từ các nét cơ bản xiên, xổ, khuyết, móc, cong hướng dẫn HS viết liên hợp các nét lại liền mạch với nhau để luyện tay cho thành thạo kĩ năng cơ bản

  • Tiếp thu các khái niệm cơ bản ban đầu
  • Thực hành với sự hướng dẫn của giáo viên. Hoặc tô theo nét viết mẫu, vở mẫu giáo viên chuẩn bị

Nhận biết về các quy ước trong tập viết và luyện chữ đẹp.

Rèn luyện kĩ năng cơ bản tập viết và luyện chữ ban đầu với một số nét cơ bản.

Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành với những nét cơ bản như: 

Viết nét xiên, xổ thanh đậm

Điểm đặt bút trên đường kẻ đậm ở góc ô ly. Đưa lên một nét theo hướng xiên phải đến đường kẻ 2 thì kéo xuống. Nét xổ trùng với đường kẻ dọc khi đến đường kẻ đậm. Sau đó đưa xiên lên rồi kéo xuống tiếp tục như vậy cho đến hết dòng.

nét xiên sổ

Nét khuyết trên

Điểm đặt bút giữa đơn vị chữ. Đưa một nét xiên qua điểm giao nhau giữa hai đường kẻ lượn dần lên đến độ cao 2,5 đơn vị. Sau đó kéo xuống trùng với đường dọc, dừng bút tại đường kẻ đậm.

Nét khuyết trên

Nét khuyết dưới

Điểm đặt bút tại đường kẻ 1 kéo xuống qua đường kẻ đậm xuống hết một li dưới đường kẻ đậm. Lượn cong xuống giữa li tiếp rồi đưa nét xiên lên cắt nét kéo xuống tại đường kẻ đậm, dừng bút giữa đơn vị chữ.

nét khuyết dưới

Nét móc hai đầu

Điểm đặt bút giữa đơn vị chữ thứ nhất (giữa ô li 1). Đưa lên theo hướng xiên phải đến gần đường kẻ 1 lượn cong tròn đầu. Sau đó kéo xuống trùng với đường kẻ dọc đến đường kẻ đậm. Thì lượn cong đưa lên, dừng bút giữa đơn vị chữ.

nét móc hai đầu

Nét cong kín

Điểm đặt bút trên đường kẻ 1 giữa hai đường kẻ dọc. Viết một nét cong tròn đều sang trái đến đường kẻ đậm lượn cong sang phải đưa lên. Đến điểm dừng bút trùng với điểm đặt bút. Nét cong tròn đều hình ô van, hai đầu thon, ở giữa phình. Nét đậm bên trái, rộng 3/4 đơn vị chữ.

nét cong kín

Tổng kết bài học: kỹ năng cơ bản tập viết, luyện chữ đẹp

Giáo viên tổng kết bài học, Hướng dẫn học sinh luyện tập. Nhắc nhở học sinh về nhà luyện các nét cơ bản đã được học.

5/5 - (102 bình chọn)

Để lại Lời nhắn