Mục lục nội dung
I. Đặt vấn đề
Lý do chọn đề tài
Thực tế hiện nay chữ viết của các em học sinh đa phần chưa đẹp, đặc biệt ở bậc tiểu học, các em viết bừa, viết tháo, viết cho có viết, chữ viết chưa đúng mẫu, sự liên kết giữa các nét chữ hoặc liên kết từ âm đến vần chưa chuẩn, tốc độ viết cũn chậm.
Đứng trước hoàn cảnh đó tôi nhận thấy dạy viết ở lớp 2 là nền móng ở bậc tiểu học. Dạy tiếng việt ở lớp 2 có nhiệm vụ rất quan trọng, là trao cho các em chìa khóa để mở cửa tri thức, để các em biết đọc, biết viết và vận dụng chữ viết khi học tập giao tiếp. chữ viết là công cụ để các em sử dụng suốt đời.
Đọc thông viết thạo gắn bó mật thiết với nhau không thể tách rời.Nhận thức được tầm quan trọng đó tôi luôn trăn trở tìm cách để làm sao các em nắm được kiến thức đúng, để các em viết chữ đúng mẫu, đúng quy trình, viết nhanh, làm thế nào để tạo cho các em có tính cẩn thận, tính kỉ luật, làm sao cho việc viết chữ của các em trở thành kỹ năng, kỹ xảo và thành thói quen khi viết. Vì vậy tụi bắt tay vào nghiên cứu đề tài: “ Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2” Đây là vấn đề thiết thực giúp cho mỗi giáo viên rèn chữ viết cho học sinh đạt hiệu quả cao hơn.
Trong thời gian qua có nhiều người cho rằng rèn chữ viết phải đi đôi với các quy trình, các biện pháp tiến hành, nghĩa là giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau, đọc như thế nào thì viết như thế ấy, đọc đúng thì mới viết đúng. Bản thân tôi cũng vậy, mấy năm trước, tôi luôn chú trọng luyện rèn cho học sinh luyện đọc đúng, luyện phát âm chuẩn xác để các em viết đúng. Cách làm này tốn rất nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả đạt được vẫn không như mong muốn. Mặt khác nó cũng làm cho giờ học nặng nề, học sinh căng thẳng và mệt mỏi. Tôi thừa nhận rằng cách phát âm theo địa phương là nguyên nhân chính dẫn đến việc học sinh viết sai. Là một giáo viên tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn chữ viết cho học sinh . Thấy các em viết sai, tôi rất buồn lòng. Bằng nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học. Nhưng việc gỡ càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng. Mà đó là quan trọng thì chúng ta lại càng phải làm và quyết tâm làm bằng được. Cũng vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài Sáng kiến kinh nghiệm là:Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2.
Mong rằng những biện pháp mà tôi đã làm và đã thành công sẽ được nhiều thầy cô biết đến và cùng chia sẻ.
Tôi viết Sáng kiến kinh nghiệm này nhằm: Giải quyết những khó khăn trong việc rèn luyện chữ viết đó cũng chính là, rèn cho học sinh ý thức thói quen và hoàn thiện kĩ năng viết đúng, nhằm nâng cao chất lượng môn Tiếng Việt. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tích lũy thêm kinh nghiệm, giúp bản thân và các giáo viên trong khối dạy tốt hơn. Làm cho tất các giáo viên Tiểu học thấy tầm quan trọng của việc dạy viết, kiểm tra rèn luyện cho các em viết ngay từ đầu. Đẩy mạnh phong trào thi đua viết đúng , rèn luyện chữ viết sạch đẹp trong học sinh . Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp về dạy rèn chữ viết cho học sinh Tiểu học.
Thực trạng
Thực trạng cho thấy các em mới ra lớp các em đang còn nhở ý thức bảo vệ vở của các em chưa cao, lỗi của các em thường mắc là làm vở quăn mép, long bìa, giây mực viết ẩu, chưa đảm bảo nét chữ. Đó là những việc không thể tránh được phát âm sai, viết sai theo tiếng địa phương.Từ thực trạng trên, vì vậy nên tôi chọn đề tài này và tìm ra mọi biện pháp khắc phục để đưa việc giữ vở sạch viết chữ đẹp của HS đến mức ổn định và tiến bộ.
* Cơ sở hiện tại: năm học 2020-2021 tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 2B. độ tuổi học đồng đều, tổng số học sinh trong lớp là … em 100% là gia đình nông thôn, một số gia đình kinh tế còn thiếu thốn, bố mẹ đi nam làm ăn nên việc quan tâm đến con em còn rất nhiều hạn chế.
Sau khi khảo sát chất lượng đầu năm kết quả thu được như sau:
Loại A: ………..em
Loại B: ………….. em
Loại C: ……………….. em
Sau khi khảo sát tôi trăn trở và đề ra phướng hướng cụ thể:
Giải pháp thực hiện
1- Phương pháp dạy học mới là tạo sự tích cực hoá hoạt động của học sinh: Người học là trung tâm, thầy cô là người tổ chức.
Nội dung và phương pháp phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2- Phương pháp thực hành là phương pháp cốt lõi trong việc bảo vệ vở sạch chữ đẹp cho học sinh.
3- Phương pháp thảo luận ngoài ra còn sử dụng nhiều phương pháp khác tuỳ theo nội dung từng tiết dạy để hướng dẫn học sinh biết cách bảo quản sách vở và biết khái niệm về không gian như:
Trên dưới, trong ngoài năm vững quy tắc viết, giáo dục các em yêu quý sách vở của mình.
Muốn đề ra biện pháp thực hiện, trước hết ta phải tìm ra các nguyên nhân dẫn đến việc học sinh viết sai . Theo tôi, học sinh viết sai hay viết chưa đẹp, chưa đúng nhiều là do 5 nguyên nhân chính sau đây:
– Học sinh ở lớp 2 còn rất nhỏ chưa có ý thức được vấn đề. Cụ thể là những tiếng, từ có sẵn trong SGK hoặc giáo viên đó ghi trờn bảng và những từ thường xuyên sử dụng nhưng vẫn viết sai.
– Học sinh đọc còn yếu, nhiều tiếng phải dừng lại đánh vần, tốc độ đọc cũng rất chậm. Vỡ thế các em không nhớ chữ ghi nhớ tiếng và từ, dẫn đến việc thông hiểu nội dung cũng hạn chế.
– Học sinh không nhớ các qui tắc viết như thế nào là đúng đó học sinh viết tùy tiện, nghĩ sao viết vậy.
– Học sinh không nắm các kĩ thuật viết, các em chưa phân biệt được đâu là đường kẻ, kỹ luật và tính thẩm mĩ khi viết.
Học sinh chịu sự tác động của kênh hình trong học tập nhiều hơn kênh chữ và việc lạm dụng các vở bài tập, các câu hỏi trắc nghiệm trong kiểm tra, trong thi cử làm cho học sinh rất ít có cơ hội được viết, được rèn chữ viết.
Các biện pháp thực hiện
Phát huy tính tích cực ý thức trong dạy học
Sau khi học sinh viết xong, tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu kỹ thuật viết bằng các câu hỏi sau:
+Điểm đặt búp.
+ Điểm dừng búp ?
Sau đó, tôi cho các em xem một số chữ mẫu cụ thể như sau:
Chữ e (Đặt búp trên đường kẻ thứ nhất) 1/3 dòng kẻ thứ nhất và dừng bút ngay trên đường kẻ 1, bằng ngang điểm đặt bút.
Rèn kĩ năng khi giáo viên hướng dẫn học sinh viết
Như chúng ta đó biết: đọc thông mới viết thạo. Học sinh đọc cũng chậm và sai nhiều thì không thể viết đúng .Vì đọc chưa thông nên khi viết các em thường mắc các lỗi do không nắm vững quy tắc viết và cấu trúc Tiếng Việt. Vì vậy, đối với những học sinh này, trước hết tôi phải chú trọng khâu luyện cho các em. Hàng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn đọc cho các em bằng cách:
– Gọi các em đọc bài nhiều lần không chỉ ở phân môn tập đọc mà cả ở các môn học khác, kiên trì sửa lỗi cho từng em.
– Tổ chức cho các em đọc bài nhóm đôi trong 15 phút đầu giờ (2lần/ tuần ).
– Phân công học sinh giỏi đọc bài cùng các em khi luyện đọc trong nhóm.
– Giao bài cho các em luyện đọc và viết bài ở nhà; ngày sau , tôi kiểm tra và nhận xét.
– Khuyến khích các em học thuộc một đoạn văn hay một vài khổ thơ.
Ngoài ra, mỗi tuần, tôi giành một buổi vào chiều thứ tư (cho học sinh lớp 1 luyện viết thêm. ) để tổ chức cho các em luyện đọc, luyện viết.
Kết hợp gia đình nhà trường và xã hội
Đây là bước quan trọng giúp các em phát triển hoàn hảo cả ở trên lớp lẫn ở nhà và xã hội. Các em được trau dồi học hỏi từ những kinh nghiệm sống cũng như những kiến thức từ gia đình và bạn bè. Việc học trên lớp đã quan trọng nhưng học ở nhà cũng không kém phần. Do vậy GV cần hết sức kết hợp chặt chẽ với gia đình các em.
Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong học tập
Ôn tập giúp học sinh nắm vững các qui tắc viết đúng, cung cấp cho học sinh một số mẹo luật viết đúng đơn giản, dễ nhớ . Ở những lớp 1, các em đó được cung cấp một số qui tắc viết. Lên lớp 2, các em vẫn thường xuyên được ôn lại. Nhưng không phải em nào cũng nhớ và vận dụng để viết đúng chính tả. Việc ghi nhớ và vận đúng các qui tắc viết không phải là điều dễ dàng.
Học sinh Tiểu học rất thích được khen thưởng, tuyên dương. Các em rất thích được chấm điểm, rất thích được cô phê những lời khen vào vở để về nhà khoe với cha mẹ. Có thể, có em chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học viết nhưng các em rất thích được thầy cô, cha mẹ khen. Nhờ những lời khen đó mà các em vui sướng, thích đến trường; tích cực, cố gắng, tự giác hơn trong học tập. Hiểu đặc điểm tâm lí của các em như vậy nên tôi luôn động viên, khuyến khích các em; tôi luôn theo dõi suốt quá trình học tập của học sinh , dù chỉ một tiến bộ nhỏ của các em về thái độ học tập cũng như kết quả học tập , tôi đều khen ngợi kịp thời.
– Đối với những học sinh khá, giỏi, bài viết sạch đẹp, tôi thường ghi nhận xét vào vở, và biểu dương các em trước lớp.
– Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, tôi luôn dành thời gian hướng dẫn các em sữa lỗi ngay tại lớp. Cứ nửa học kì, tôi chọn ra 5 em có tiến bộ nhất để khen thưởng. Phần thưởng chỉ là hai cuốn vở có chữ kí của tôi và được tôi bao bìa, dán nhãn cẩn thận hoặc một cây bút( loại có thể thay ngòi) ,…Phần thưởng tuy nhỏ nhưng các em rất vui, rất hãnh diện.
– Thường xuyên nhắc nhở học sinh khi lấy sách vở và đồ dùng ra cũng như khi bỏ vào để tránh tình trạng long bìa sách và quăn mép, khi viết phải mở vở ra, viết xong phải để mực khô thì mới gấp lại.
– Kết hợp với phụ huynh học sinh để mua đồ dùng như bảng con, sách vở dầy đủ, vở phải có ô ly rõ ràng, góc học tập phải đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy định của lứa tuổi.
– Đối với giáo viên cần rèn luyện học sinh khi viết phải ngồi đúng tư thế, viết khoảng cách đều, rèn luyện học sinh ở tất cả các môn học, song đặc biệt chú trọng môn tập viết và môn chính tả, môn tập viết cần cho học sinh viết bảng con giấy nháp.
*Cần phải sửa sai cho học sinh:
a- Phụ âm đầu: Những lỗi học sinh thường mắc phải khi viết bài là: tr, ch, d, r gi k,c, q, ngh, ng, gh.
b- vần: ai, ay
c- dấu thanh: ~ / ? .
Hướng dẫn chính tả
– Giáo viên đọc đúng, rõ ràng, đúng ngữ điệu trường hợp gặp câu gì dài giáo viên có thể đọc từng phần rõ nghĩa, tuyệt đối không nên đọc từng từ riêng lẽ , vì như vậy học sinh sẽ thiếu chỗ dựa nghĩa để xác định cách viết.
– Cho HS đọc bài chính tả sẽ viết (theo SGK) và tìm hiểu nội dung của bài.
– Hướng dẫn học sinh nhận xét những hiện tượng chính tả trong bài hoặc giáo viên chỉ ra những lỗi thường gặp hướng dẫn cho học sinh cách viết đúng.
A1: Cách sửa lỗi về phụ âm.
Phụ âm đầu các em thường sai trong bài viết : tr/ ch
Ví dụ: Mái trường / mái chường ; trong lớp / chong lớp
Gặp trường hợp này tôi sẽ hướng dẫn học sinh học thuộc các dạng tương tự , luyện tập nhiều rồi có thói quen và dùng đúng chứ cách phân biệt của phụ âm này không có quy luật riêng, cách sửa lỗi duy nhất là nắm nghĩa của từ hoặc tôi sẽ phân tích tiếng (trường)
Ví dụ: Trường tr + ương + thanh huyền
Chường ch + ương + thanh huyền
Trường, trong (mái trường) là dùng để gọi nơi các em đến học, còn (chường) thì dùng trong (chán chường) cách sửa lỗi phụ âm: d, r, gi. Học sinh hay sai ở các trường hợp:
Ví dụ: – duyệt binh / ruyệt binh
– giáo dục / dáo dục
– rì rào / dì dào
Tôi hướng dẫn học sinh nắm vững luật chính tả: g và r không kết hợp với âm đệm, nếu âm đầu vần (là âm đệm) thì luôn đi với d, trong trường hợp các em viết (ruyệt binh) là sai vì âmđầu vần này là âm đệm, mà âm đệm thì sẽ không đi với âm r.
Ví dụ: Tiếng (duyệt) d + uyêt + thanh nặng
Những tiếng trong từ (Hán- việt) mang thanh ngã, nặng thì viết với phỏng tiếng động đều được viết với (r)
Ví dụ: Rả rích
các sửa phụ âm k/c/q ; ngh ; ng ; gh. Tôi sẽ hướng dẫn học sinh vận dụng vào các quy luật chính tả.
Ví dụ: – Viết là k khi đứng trước: i , e, ê, iê.
– Viết là q khi đứng trước âm đệm: (ua) ua
– Viết là c trong các trường hợp : ơ, a, u, ư
– Viết là ngh khi đứng trước : i, e, ê, iê
– Viết là gh khi đứng trước: i, e, ê,iê
– Viết là ng trong các trường hợp còn lại : a, ă, â, o, ô, ơ
nếu học sinh nắm vững quy tắc viết chính tả thì khi viết bài học sinh sẽ có cách viết đúng.
A2: cách sửa lỗi về vần:
Không những hướng dẫn các em sửa lỗi về âm tôi còn chú trọng đến một số dễ sai và các tiếng có nguyên âm đôi như: yê, iê, ia và các tiếng âm đầu như:
Ch, tr, s, x, hoặc ?/ ~ Để tránh được việc chữa lỗi làm bẩn vở.
Bản thân tạo cho học sinh không khí học tập thoải mái, tự tin. dạy đúng đủ quy trình không ngừng học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ cho bản thân. Luôn luôn gần gũi gắn bó với học sinh , yêu nghề mến trẻ.
Kết quả
qua quá trình nỗ lực phấn đấu của thầy và trò thì việc rèn luyện giữ vở sách viết chữ đẹp đã đạt được kết quả sau:
Bài học kinh nghiệm, tính mới
Để giữ được vở sạch, viết chữ đẹp bản thân người giáo viên cần đưa học sinh vào nề nếp, uốn nắn khắc phục kịp thời đến từng đối tượng học sinh.
Có sự đầu tư nghiên cứu cần đưa ra phương pháp, biện pháp phù hợp với bài dạy.
Người giáo viên cần yêu nghề, mến trẻ, tâm huyết với nghề, công bằng với học sinh, chịu khó rèn luyện học hỏi ở đồng nghiệp. Biết tự trọng với bản thân, mẫu mực trong cuộc sống.
Tính mới
Bằng các biện pháp, các hình thức tổ chức phù hợp nói trên, tôi đó từng bước hình thành ở học sinh năng lực và thói quen viết đúng; các em viết một cách có ý thức chứ khụng tự tiện như trước.Tôi có được thành công trong phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 là do các nguyên nhân chính sau đây;
- Tôi hiểu học sinh, nắm được đặc điểm tâm lí và nhu cầu sở thích của từng em.
- Tôi vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt và những kiến thức bản thân đó học được từ đó tôi tìm hiểu đặc điểm của từng loại lỗi trong khi các em viết, xác định được “ trọng điểm của việc dẫn đến viết sai của các em” cần dạy, và xây dựng được các qui tắc viết
c.Tôi đó mạnh dạn thay đổi nội dung và yêu cầu các bài tập trong sách giáo khoa phù hợp với yêu cầu” rèn chư viết cho học sinh lớp 2”.
d.Tôi nghiên cứu thêm các tài liệu khác, tìm đọc các bài diễn đàn về Dạy viết trong cuốn” Sách Giáo dục &Thư viện trường học” và đó bắt gặp được những ý tưởng của đồng nghiệp trùng với ý tưởng của mình,…
đ.Tôi luôn ân cần chỉ bảo, động viên khích lệ học sinh làm cho các em tự tin, hứng thú , tạo ra động lực thúc đẩy sự tiến bộ của các em.
Tính hiệu quả và khả thi
Bên cạnh sự cố gắng của bản thân, tôi cũng nhận được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Và đặc biệt là những tiến bộ hàng ngày của học sinh. Sự tiến bộ và chăm ngoan của các em đó làm tôi thêm vui, thêm phấn chấn và tự tin vào thành công của mình.
Tôi tin rằng mỗi thầy cô giáo sẽ có những cách làm khác nhau, sẽ có những kinh nghiệm và phương pháp dạy hay, hiệu quả . Nhưng theo tôi, muốn rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, viết đẹp thì người giáo viên cần phải:
- Viết chữ đẹp, đúng mẫu hiện hành và luôn viết đúng chính tả.
- Xây dựng được môi trường học tập thân thiện, tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong mỗi giờ học bằng nhiều hình thức thi đua.
- Phát huy ý thức trong từng em học sinh coi nguyên tắc kết hợp giữa các nột viết là cơ bản, là nguyên tắc cơ bản, chủ đạo trong việc dạy rèn chữ viết cho học sinh lớp 2.
- Xác định và tập trung vào việc rèn chữ viết cho các em cần dạy, biết vận dụng những kiến thức về ngữ âm học Tiếng Việt vào việc phát hiện đặc điểm của từng loại lỗi, nhất là việc xây dựng các qui tắc chính tả các “ mẹo” chính tả, giúp học sinh ghi nhớ cách viết một cách khái quát, có hệ thống .
đ.Tận tình dạy bảo, ân cần hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh yếu; thường xuyên kiểm tra vở , nhắc nhở các em cách trình bày, cách sửa lỗi trong vở ; động viên, tuyên dương và khen thưởng những học sinh có nhiều tiến bộ.
Phạm vi áp dụng
Rèn chữ viết cho học sinh tiểu học đặc biệt là ở lớp 2. Mỗi vùng miền, mỗi địa phương có một” trọng điểm và phương pháp khác nhau” . Vì vậy, giáo viên cần chỳ ý vận dụng nguyờn tắc theo khu vực, giáo viên cần khai thác tối đa phương pháp có ý thức trong vốn chữ viết đối với học sinh lớp 2.
Vì vậy, nhiệm vụ quan trọng của người giáo viên Tiểu học là phải giúp các em hình thành năng lực và thói quen viết đúng, làm sao để các em có thể phát âm theo phương ngữ nhưng vẫn viết đúng các nét chữ cơ bản. Với cách làm này, chúng ta mới có thể vừa giúp học sinh học tập tốt phân môn tiếng việt vừa giúp các em bảo tồn được tiếng nói của địa phương vốn đó được gìn giữ và coi trọng từ bao đời nay.
Là một giáo viên dạy lớp 2 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng. Thấy các em viết sai nhiều, tôi rất buồn lòng. Đặc biệt là khi chấm bài tập của các em thì thật là khổ sở. Các em viết thì không dài nhưng để đọc và sữa lỗi cho các em thì thật là vất vả. Chất lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp phần lớn là dựa vào việc viết . Có viết đúng, viết đẹp thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác.
Ý kiến đề xuất
Trong quá trình giảng dạy bản thân tôi có một số đề xuất sau:
– Đối với phụ huynh học sinh cần quan tâm để ý đến con mình nhiều hơn, cụ thể nhắc nhở các em khi ở nhà, đồ dùng cho các em phải đầy đủ.
– đối với nhà trường cần có bàn ghế, phù hợp với lứa tuổi, có như thế thì mới tránh được bệnh tật cho các em.
Trên đây là bài Mẫu sáng kiến kinh nghiệm : Phương pháp rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 của Bút mài Ánh Dương. Mọi ý kiến đóng góp xin vui lòng bình luận xuống phía dưới bài viết.
Tham khảo thêm bài viết: Mẫu sáng kiến kinh nghiệm lớp 3: Luyện viết chữ đẹp