Mục lục nội dung

Khóa học luyện chữ đẹp online hoàn toàn miễn phí

Nhằm phục vụ nhu cầu tốt nhất của đa số học sinh và học viên về việc luyện chữ đẹp online. Khi không có điều kiện trực tiếp tham gia các lớp luyện chữ đẹp. Hay các khóa học luyện chữ của các trung tâm luyện chữ hiện nay. Với nội dung bài học trực quan dành cho người học. Chúng tôi xin được sưu tầm và chia sẻ bài giảng của thầy giáo: Hoàng Viết Thắng gửi đến sự thuận tiện tốt nhất đến người luyện chữ. Với nội dung được hướng dẫn từ tư thế ngồi viết đúng. Việc bắt đầu từ những nét cơ bản và kĩ thuật nối chữ. Cách viết với các chữ viết trong bảng chữ cái tiếng viết. Bảng chữ cái viết hoa sáng tạo với nội dung thực hành và tổng kết từng phần hiệu quả. Đây sẽ là cuốn tài liệu mở, kết hợm cùng bản mềm vở thực hành luyện nét cơ bản, mẫu chữ thường, chữ số. Sẽ giúp người viết tiến bộ theo từng ngày luyện chữ.

Cách luyện viết chữ đẹp tại nhà hiệu quả

Với các nội dung bài giảng được diễn giải theo từng mức độ khó tăng dần. Việc luyện viết chữ đẹp tại nhà qua tài liệu luyện chữ đẹp online sẽ giúp người luyện viết có thể dễ dàng theo dõi. Cũng như hoàn thiện nét viết chưa đạt bằng cách bình luận nội dung thắc mắc ngay dưới bài viết này. Chuyên trang sẽ giúp người viết giải đáp mọi thắc mắc. Với cách luyện viết chữ đẹp tại nhà sẽ giúp người luyện giảm chi phí đi lại và thời gian. 

Việc nắm chắc kiến thức và thực hành hằng ngày sẽ giúp việc luyện chữ tại nhà hiệu quả hơn. Qua đây, ngay cả người lớn cũng có thể luyện cùng con. Giúp con tiến bộ và yêu thích việc luyện chữ đẹp hơn. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu toàn bộ video hướng dẫn luyện chữ đẹp online tại nhà dành cho mọi đối tượng hiệu quả.

Luyện chữ đẹp online: Hướng dẫn tư thế ngồi và cách cầm bút đúng

Về tư thế ngồi viết đúng khi luyện viết chữ đẹp: Các bạn ngồi với một tư thế thật là thoải mái. Lưng thẳng và không tì ngực vào bàn và tay trái luôn luôn giữ vở ở phía mép bàn. Lưu ý để vở nghiêng một góc 15 độ so với mép bàn.

Về cách cầm bút đúng chuẩn: Cầm bút bằng tay phải bằng ngón tay cái, ngón giữa và ngón tay trỏ. Lưu ý ngón cái và ngón trỏ cầm với đầu bằng nhau và cố gắng tạo ra một khe hở. Cuối cùng ngón giữa có nhiệm vụ giữ bút. Lưu ý cầm bút không làm díu các ngón tay vào nhau và ngón trỏ tạo cảm giác thoải mái. Nhẹ nhàng và dễ dàng di chuyển.

Hướng dẫn luyện viết chữ đẹp với các nét cơ bản

Hướng dẫn viết các nét cơ bản

Làm thế nào để tạo nét thanh nét đậm? Làm thế nào để có thể viết chữ nhanh mà đều và mềm mại đẹp nhất. Với video luyện chữ đẹp online này bạn sẽ được học về cách tạo nét thanh nét đậm. Với những nét đưa lên nhẹ nhàng tạo nét thanh. Những nét đưa xuống hơi tì nhẹ tạo nét đậm.

Với nét khuyết trên

 

Nét này được ứng dụng trong việc viết bảng chữ cái tiếng việt với chữ l, h và chữ b. Lưu ý cách định vị để viết nét được hoàn toàn chính xác và được đẹp. Ngược lại với nét khuyết trên là nét khuyết dưới dùng trong viết chữ: g, y,… Lưu ý trong việc tạo nét thanh nét đậm đúng chuẩn nhé. Tiếp đến chúng ta sẽ được học nét móc 2 đầu dùng trong viết chữ n, m và cuối chữ h. Nét quan trọng cần để ý là nét cong kín. Lưu ý tạo thành hình ô van khi viết. 

Sau khi luyện được các nét cơ bản. Người luyện hãy luyện các nét liên hợp với nhau để chữ viết được thanh thoát và mềm mại hơn. Hãy nhớ việc luyện tập này sẽ giúp tạo thói quen và tốc độ trong quá trình luyện chữ viết nét thanh và nét đậm. Hãy chú ý luyện nét xổ và nét xổ cong. Đây sẽ là tiền đề để bạn luyện chữ hoa và chữ hoa sáng tạo

Video hướng dẫn viết nét khuyết trên

Hướng dẫn những chữ cái cơ bản có nét tương đồng nhóm 1 và nhóm 2

Khi luyện chữ đẹp bạn tập tốt các nét cơ bản của nét thanh và nét đậm. Ở video này sẽ hướng dẫn các bạn ứng dụng các nét thanh đậm đó vào những chữ cái cơ bản đầu tiên. Chúng ta sẽ nhóm các chữ cái có nét tương đồng lại với nhau.

Nhóm chữ cái cơ bản có nét tương đồng nhóm 1

 

Nhóm chữ gồm có: i, u, ư, y, p. Cách viết chữ i thường: chúng ta đưa tay lên nét thanh, đi vào đường kẻ là nét đậm đi xuống. Và tạo chân nét thanh đi lên 1/2 của ô ly. Như vậy là chúng ta đã viết được chữ i. Tương tự, thực hiện viết lại chữ i, đưa nét thanh lên, đưa nét đậm xuống, từ chữ i, tạo ra chữ u. Lưu ý, cách viết chữ u thường chỉ chiếm 3/4 của ô ly. với cách viết chữ ư thường tương tự, tạo thêm râu, chúng ta được chữ ư. Cũng từ chữ u, tạo ra nét khuyết dưới được chữ y. Kéo dài chữ i, kết hợp cùng nét móc hai đầu, chúng ta tạo được cách viết chữ p thường. Như vậy, từ một chữ i tạo được nhóm chữ đầu tiên i, u, ư, y, p.

Nhóm chữ cái cơ bản có nét tương đồng nhóm 2

Nhóm chữ gồm có: n, m. Với cách viết chữ n thường được tạo bởi nét móc, thanh lên đậm xuống, rê bút lên 1/2 ô ly, chúng ta viết nét móc 2 đầu. Lưu ý khi viết chữ n, thì phần bụng của chữ n chỉ rộng 3/4 ô ly. Tương với chữ n, là cách viết chữ m thường, chữ m là hai chữ n ghép lại với nhau. Vì vậy, hai phần bụng phải đều nhau, thì chữ m mới rõ ràng, đều và đẹp nhất.

Hướng dẫn những chữ cái cơ bản có nét tương đồng nhóm 3, 4, 5 và chữ số

Nhóm chữ cái cơ bản có nét tương đồng nhóm 3

s, r. Khi viết chữ s, chúng ta viết như sau, đưa nét thanh lên, tạo một bông hoa nhỏ, kéo thẳng xuống tạo vòng tròn bằng nét đậm. Lưu ý, nét thanh đưa lên của chữ s phải thẳng như cây thước, bông hoa phải hướng lên phía trên chứ không bị cụp xuống. Viết chữ r bằng cách đưa nét thanh lên tạo nhị hoa, tiếp đó chúng ta viết men theo đường kẻ ô ly đi xuống. Như thế, chúng ta viết được chữ r rất đẹp.

Nhóm chữ cái cơ bản có nét tương đồng nhóm 4

l, b, h, k. Nhóm chữ này có nét tương đồng với nét khuyết trên. Chúng ta viết lại nét khuyết trên, thêm 1 chân ngắn là tạo được chữ l. Từ chữ l, đưa nét móc lên đến đường rồi thắt nút xuống dưới, tạo “đuôi heo” là viết được chữ b. Viết chữ h bằng cách tạo lại nét khuyết trên, kết hợp nét móc hai đầu là đã tạo được chữ h đẹp mắt. Tiếp theo là chữ k, được đánh giá là một chữ viết rất khó. Nhưng nếu nắm được kỹ thuật thì viết chữ k rất dễ dàng. Tương tự như viết chữ h, chữ k gồm 1 nét khuyết trên kết hợp cùng nét móc hai đầu. Tuy nhiên nét móc hai đầu được nhấn ở ½ ô ly, tạo nút thắt của chữ k. Bằng cách viết này, tạo ra chữ k một cách dễ dàng và đẹp mắt.

Nhóm chữ cái cơ bản có nét tương đồng nhóm 5

a, q, g, e, x. Đây là nhóm có nét tương đồng với nét cong kín. Viết lại nét cong kín, thêm chân là tạo được chữ a.  Lưu ý khi viết chữ a, phải tạo được kẽ hở tam giác phía trên và phía dưới. Trong nhóm chữ này, hình tam giác phải rõ ràng thì chữ viết mới thật là thanh, thật là bạch, chữ viết mới rõ nét. Giống với các viết chữ a, viết nét cong kín, thay vì đưa chân như a, chúng ta kéo thẳng xuống 2 ô ly, được chữ q. Viết chữ g bằng cách kết hợp nét cong kín và nét khuyết dưới. Chữ e viết rất đơn giản khi bạn nắm được quy tắc của nét cong kín. Lưu ý, kích cỡ của chữ e chính là bằng 1 chữ o. Tương tự, chữ x có độ rộng là 2 nét cong kín giáp lại với nhau, chúng chỉ chạm vào nhau, chứ không đè lên nhau. 

Nhóm chữ số tương đồng: 1, 4, 7

Hướng dẫn cách viết nhóm các số 1,4,7

Số 1 được viết bằng cách đưa nét thanh lên đến ô ly thứ 2 và tạo nét đậm đi xuống. Tất cả các chữ số trong tiếng Viết đều cao 2 ô ly. Cũng vậy, đưa nét đậm đi xuống, tạo nét thanh đi ngang và tạo chân, chúng ta tạo ra được số 4. Số 7 được viết bằng nét thanh đi ngang, tạo nét đậm đi xuống.

Nhóm chữ số tương đồng: 2, 3, 5

Hướng dẫn cách viết nhóm các số 2,3,5

Chữ số 2 và chữ số 3 có hai cách viết. Cách hai thường cách điệu hơn. Số 5 tạo bằng ba nét, nét kẻ ngang, nét xuống đậm và tạo bụng số 5 rộng hơn 1 ô ly

Nhóm chữ số tương đồng: 0, 6, 8, 9

Hướng dẫn cách viết chữ số 0,6,8,9

Số 0 được viết như nét cong kín với chiều cao 2 ô ly. Tương tự cách viết này, tạo bụng rộng hơn 1 ô ly là chúng ta đã tạo được số 6. Ngược lại số 6 là số 9. Số 8 cấu tạo bởi 2 vòng tròn, vòng tròn phía trên nhỏ hơn vòng tròn phía dưới.

Luyện chữ đẹp online: Kĩ thuật nối nét và khoảng cách chữ

Khi luyện chữ đẹp, ngoài việc chăm chỉ luyện tập hàng ngày. Thì nắm được các kỹ thuật viết cũng vô cùng quan trọng. Nó giúp cho chữ của mình tăng tốc độ lên và viết một cách mềm mại nhất. Và rõ ràng, đều nét nhất. Đó là kỹ thuật nối nét, kỹ thuật tạo khoảng cách.

Kỹ thuật nối nét vần “an”

Chúng ta lưu ý điểm quan trọng là điểm đặt bút. Điểm cuối khi viết chữ a nối liền với điểm bắt đầu của chữ n. Lưu ý khi viết vần “an” là phải tạo được nét thanh nét đậm rõ ràng, quan trọng nhất là tạo được kẽ hở hai tam giác của chữ a. Kỹ thuật nối nét vần “nh”, điểm kết thúc của nét móc hai đầu của chữ n, chúng ta nối liền đưa nét thanh đi lên của chữ h. Lưu ý, phần đầu của chữ n là nét móc không ngọn như chữ i. Phần chân của chữ h cao ½ ô ly của đơn vị chữ. 

Kỹ thuật tạo khoảng cách “ Kiên trì rèn luyện”

Hãy nhớ khoảng cách từ chữ này sang chữ kia là bằng một đơn vị chữ. Hay nói cách khác là bằng một chữ o.Chúng ta viết chữ “Kiên” bằng kỹ thuật nối nét như ở trên. Viết xong chữ “Kiên”, bạn sử dụng cây bút chì, viết chữ o chạm vào điểm cuối cùng của chữ Kiên. Sau đó viết chữ tiếp theo, điểm đầu tiên của chữ “trì” sẽ chạm vào chữ o này. Tương tự, chúng ta viết nốt chữ “ rèn luyện”. Điều này sẽ giúp các chữ có khoảng cách chính xác. Khi tập luyện kĩ các thủ thuật trên, khoảng cách chữ không bao giờ bị chênh lệch. Không bị nhỏ quá hay to quá. Các bạn hay luyện tập bài này thường xuyên nhé!

Kĩ thuật nối nét và cách đặt thanh dấu

Luyện chữ đẹp online: Kỹ thuật nối nét chữ “no”

Viết chữ n xong, chúng ta rê lên đỉnh đầu của chữ o và viết nốt chữ o. Như vậy, viết được chữ “no”. Kỹ thuật này giúp chữ liền mạch và tốc độ nhanh hơn. Kỹ thuật nối nét chữ “on”. Khi viết chữ này, tránh tình trạng thắt nút trong chữ o các bạn nhé!

Kết hợp hai từ trên tạo từ “non” nhé! Cách nối nét này giúp chữ viết mềm mại và thanh đậm rất rõ ràng. Kỹ thuật nối nét chữ “oa”. Hai chữ o và a phải đều nhau, tựa như đôi mắt thì hai con mắt phải đều nhau. Tương tự, luyện nối nét trong chữ “hoa”, “oc”, “học”.

Luyện chữ đẹp online: Luyện tập thanh- dấu

Thanh- dấu rất quan trọng trong chữ viết. Nó giúp chúng ta viết chữ đều hơn và rõ ràng hơn. Vậy thì thanh dấu đánh thế nào cho đẹp? Mọi thanh dấu trong tiếng Việt luôn nằm ở ô ly thứ hai. Luyện tập viết chữ “hò”, “hòa”. Tương tự, các chữ tiếp theo đều như vậy. Áp dụng các kỹ thuật viết câu “ Chăm ngoan học giỏi” nhé! Đây là những kỹ thuật vô cùng quan trọng, thay đổi cách viết của các bạn từ trước đến giờ

Nhóm chữ có nét tương đồng với chữ A hoa thường

Để viết được những kiểu chữ sáng tạo thì trước hết các bạn phải viết được những chữ hoa thường, chữ hoa cơ bản. Và từ những nét cơ bản này, chúng ta có thể sáng tạo ra những mẫu chữ khác nhau. 

Nhóm chữ có nét tương đồng với chữ A hoa thường. Đây là nhóm chữ được đánh giá là dễ nhất trong bộ chữ hoa. Chữ A có chiều cao là 2,5 ô ly, chiều rộng là 2,5 ô ly. Viết nét như chữ c nhỏ nối liền nét thanh lên “úp mặt vào tường”. Đưa nét đậm đi xuống, đánh dấu ngã cho chữ A ở 1,5 ô ly. Luyện tập viết câu “Ăn vóc học hay” nhé!

Chữ M hoa thường và bài thực hành

Tương tự như chữ A, chữ N, chữ M cũng có nét tương đồng với nhau trong nhóm chữ này. Phần đầu của chữ M giống phần đầu của chữ N, vòng chữ c nhỏ tạo nét thanh đi lên. Chữ M nhữ hai chữ A nối gộp với, hay còn gọi là hai “anh em” dắt tay nhau đi.

Lưu ý, “hai anh em” này đều nhau, như hai anh em sinh đôi nhé! Chữ M là hướng úp mắt vào bờ tường bên tay phải. Câu ứng dụng của chữ M là “ Muốn giỏi phải học”. Lưu ý ở khoảng cách chữ, nối nét thanh đậm và tạo thanh dấu nhé!

Nhóm chữ có nét tương đồng với chữ P, R, B

Chữ hoa đầu tiên trong nhóm chữ có nét tương đồng này là chữ P. Để viết được chữ đẹp, chỉ cần hiểu được quy tắc và đặc điểm của chữ đó là các bạn sẽ viết đẹp nhé! Nét đầu tiên của chữ P là nét xổ cong. Từ đường kẻ 2 ô ly, chúng ta vòng một vòng rộng  tạo “mái tóc” cho chữ P, vòng qua “mặt” của chữ P đi vào. “Mặt” của chữ P nhỏ hơn 1 ô ly. Câu ứng dụng của chữ P là “ Phải uốn nắn từng nét”.

Tương tự chữ P là chữ R

Để viết được chữ R thật đẹp, các bạn viết lại chữ P. Các bạn viết nét cong chạm vào nét xổ cong ở 1,5 ô ly. Chạm và chân đi ra, không cần thắt nút nhé! Câu ứng dụng là “Rước đèn ông sao”.

Chữ hoa tiếp theo là chữ hoa B

Các viết giống chữ R, chúng ta viết chữ P trước. Sau khi viết chữ P, thêm “bụng bự” là ta có chữ B hoa rất đẹp. Mặt và bụng cắt nhau ở 1,5 ô ly nhé! Câu ứng dụng là “Bút hoa viết chữ đẹp”. Lưu ý các kỹ thuật đã học khi viết các bạn nhé!

Chữ D hoa thường và bài thực hành

Chữ hoa cuối cùng nằm trong nhóm chữ có nét tương là nét xổ là chữ D và chữ Đ. Viết nét xổ đi xuống, sau đó tạo thắt nút. Phần thắt nút bằng ⅓ ô ly nhé! Sau đó tạo phần lưng của chữ D. Câu ứng dụng là “ Đêm rằm trăng sáng”. Bài tập thực hành là bài thơ Bút hoa của tác giả Viết Thắng:

“Bút hoa viết chữ đẹp

Phải uốn nắn từng chữ

Chữ sáng lòng sáng ngời

Đẹp chữ là đẹp nết”

Nhóm chữ có nét tương đồng với chữ hoa thường C, G, S, L

Kỹ thuật viết chữ hoa thường chữ C. Chữ cái đầu tiên là chữ C, có chiều cao là 2,5 ô ly, rộng 2 ô ly. Lưu ý khi viết chữ C thì “lưng” của chữ C cũng cong như “lưng” của chữ O. Như vậy, chúng ta đã viết được chữ C rất là đẹp và rõ ràng. Câu ứng dụng “Có chí thì nên”.

Kỹ thuật viết chữ hoa thường chữ G. Trước tiên, chúng ta viết lại chữ C, thêm đuôi nét khuyết dưới là tạo được chữ G. Câu ứng dụng “Gần đèn thì rạng”.

Kỹ thuật viết chữ hoa thường chữ S. Chữ S có phần đầu tương tự chữ C. Tuy nhiên phần đầu của chữ S không chiếm hết 2 ô ly, chỉ chiếm 1,75 ô ly nhé! Lưng của chữ S thẳng theo đường kẻ ô ly và đi vào điểm cuối cùng của chữ S. Câu ứng dụng là “Sai một li đi một dặm”.

Kỹ thuật viết chữ hoa thường chữ L. Phần đầu giống với phần đầu của chữ S là chữ L. Phần thắt nút của chữ L nhỏ bằng ⅓ ô ly, đưa chân chữ L ra rộng 2 ô ly. Câu ứng dụng “Lá lành đùm lá rách”.

Chữ hoa thường E, T và bài thực hành

Phần đầu của chữ E giống như phần đầu của chữ S hoặc chữ L. Phần đầu này nhỏ hơn 2 ô ly. Thắt nút ở vị trí 1,5 ô ly, phần đuôi của chữ E to hơn phần mặt của chữ E nhé!

Chữ cuối cùng trong nhóm chữ này là chữ T. Tạo mái tóc cho chữ T qua nét thanh đi lên và đi xuống và nét đậm. Lưng của chữ T cong chữ C nhé. Câu ứng dụng của chữ E và chữ T là: “Em luyện chữ đẹp”, “Tuổi nhỏ chí lớn”. Bài tập thực hành là câu ca dao:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

Nhóm chữ có nét tương đồng với chữ I, K, V

Chữ I được viết như sau: Phần mái tóc và nét xổ cong. Chữ I cao 2,5 ô ly, dựa “lưng” và đường kẻ viết nét xổ cong. Lưu ý, nét xổ cong sẽ rộng hơn những nét xổ trước đó. Như thế chúng ta đã tạo được chữ hoa I rất dễ dàng và đẹp mắt. Câu ứng dụng là “ Ích nước lợi nhà”.

Chữ thứ 2 là chữ K, để viết được chữ K, chúng ta viết lại chữ I. Tạo một nét cong đi thẳng xuống tới vị trí 1,5 ô ly, đi vào chạm rồi đi ra và tạo nét đậm đi xuống. Câu ứng dụng là “Kiên trì rèn luyện”.

Chữ tiếp theo trong nhóm chữ này là chữ V, đây là một chữ được viết rất đơn giản. Phần đầu của chữ V được viết như chữ I. Khi đưa nét xổ đi xuống đến gần đường kẻ tạo một đuôi nhọn. Tách ra đưa nét thanh đi lên đến đường kẻ 2,5 ô ly và chạm vào đường kẻ 2 ô ly. Câu ứng dụng “ Văn hay chữ tốt”.

Chữ H hoa thường và bài thực hành

Phần đầu của chữ H cũng giống như các chữ I, K, V. Khi đưa nét đậm đi xuống tạo “cánh” cho chữ H. Hai cách của chữ H phải đều nhau, hai phần thân phải song song với nhau. Phần thân của chữ H rộng 0,5 ô ly. Như thế là chúng ta đã viết được chữ H rất đẹp mắt. Câu ứng dụng “ Học hành chăm chỉ”.

Nhóm nét có nét tương đồng O, Q

Chữ O được viết như sau: có chiều cao là 2,5 ô ly, chiều rộng là 2 ô ly. Lưu ý để viết được chữ O đẹp thì phần đầu và phần dưới phải tương đồng nhau. Bên trái và bên phải chữ O phải cắt thật gọn gàng và thêm một nét vòng nhỏ như chữ c. Câu ứng dụng là “Ông trồng cháu chăm”.

Tương tự như cách viết chữ O thì chữ Q cũng được viết như vậy. Viết lại một chữ O, đánh một dấu ngã xuống dưới là tạo được chữ Q. Câu ứng dụng là câu “Quê cha đất tổ”.

Chữ X và bài thực hành

Chữ hoa rất khó trong bảng chữ cái là chữ X. Phần đầu của chữ X tương tự như chữ U, chạm vào đường kẻ dọc sau đó tạo một cánh bướm. Sau đó viết tiếp cánh còn lại sao cho hai cánh đối xứng nhau. Điểm ở giữa của chữ X chỉ là chạm vào nhau chứ không phải đè lên nhau các bạn nhé! Câu ứng dụng là “Xuân sang hoa nở”.

Chữ hoa thường U và Y

Phần đầu của chữ U được tạo bởi một nét cong, sau đó tạo nét đậm đi thẳng xuống, dựa lưng vào đường kẻ. Từ đây, hơi xiên sang bên phải, từ từ rê bút lên cao 2,5 ô ly, bằng với phần đầu của chữ U. Đè nét đậm đi xuống và tạo chân đi lên 0,5 ô ly. 

Cách viết chữ Y tương tự như vậy, viết lại chữ U, thêm nét khuyết dưới là đã viết được chữ Y rất rõ ràng và đẹp. Câu ứng dụng là “Uống nước nhớ nguồn” và “Yêu nước thương nòi”. 

Luyện chữ đẹp online: Cách viết chữ hoa sáng tạo cơ bản

Nét sáng tạo nghiêng

Nét sáng tạo đầu tiên là nét sáng tạo nghiêng. Nét sáng tạo nghiêng được viết bằng nét thanh từ điểm đặt bút 2,5 ô ly. Chúng ta đưa nét xiên thanh nhẹ nhàng đi xuống, tạo một nét cong, tạo một vòng tròn, đi lên đến 2 ô ly. Điểm dừng bút của nét sáng tạo nghiêng là 1 ô ly. Điểm lưu ý của các nét sáng tạo là phải thật mềm mại, uyển chuyển và không bị rời rạc. Vòng tròn của nét sáng nghiêng ôm theo nét xiên thanh sẽ mềm mại và đẹp hơn các bạn nhé!

Nét sáng tạo nghiêng và nhóm chữ cái tương đồng. Sau khi luyện tập tốt nét sáng tạo nghiêng, chúng ta sẽ áp dụng vào chữ viết là chữ A sáng tạo. Viết lại nét sáng tạo nghiêng. Từ điểm đặt bút 2,5 ô ly, chúng ta kéo nét đậm đi xuống theo đường kẻ dọc tạo đầu nhọn của chữ A. Bổ sung thêm dấu ngã ở giữa là chúng ta đã viết được chữ A sáng tạo rất là đẹp và mềm mại.

Đây là cách viết chữ A sáng tạo đơn giản. Cũng là tiền đề để chúng ta viết được những chữ A đơn giản hơn, phức tạp hơn, khó hơn. Khi viết chữ A sáng tạo đơn giản đẹp thì những chữ A sáng tạo khác sẽ được viết rất dễ dàng.

Cùng nhóm tương đồng với nét sáng tạo nghiêng là chữ N sáng tạo. Chúng ta viết lại một nét sáng tạo nghiêng. Làm mũi của chữ N thật nhọn giống chữ A. Đưa nét đậm đi xuống, đầu dưới của chữ N cũng phải nhọn nhé! Sau đó đưa lên và tách ra giống như chữ N bình thường. Tiếp đó tạo họa tiết trang trí cho chữ N. Tại điểm dừng bút cuối cùng, các bạn ấn nhẹ dấu chấm tròn để tạo nhị hoa cho chữ N.

Cũng đó, cùng nét sáng tạo nghiêng còn có chữ M sáng tạo. Viết lại nét sáng tạo nghiêng, tạo lại một chữ N. Sau đó viết tiếp giống cách viết chữ M hoa cơ bản nhé. Từ đỉnh nhọn thứ hai, tạo họa tiết trang trí cho chữ M sáng tạo. Tại điểm dừng bút cuối cùng, ấn nhẹ để tạo nhị hoa. Như vậy là chúng ta đã được chữ M sáng tạo rất là đẹp mắt. Câu ứng dụng: “Muốn giỏi phải học”.

Nét sáng tạo “Cánh chim lưng cong”

Nét “Cánh chim lưng cong” cùng nhóm chữ cái tương đồng: C, S, L, G, E, T. Viết chữ C sáng tạo, phần đầu có thể viết rộng hơn chữ C bình thường. Các bạn có thể tạo một nút thắt nhẹ ở phần đầu của chữ C. Lưng của chữ C sáng tạo giống với lưng của chữ C hoa cơ bản. Phần chân của chữ C, chúng ta có thể vòng thêm 1 vòng tròn nữa và đưa chân đi lên. Ở chữ C này, có thể tạo thêm 1 phần đuôi của chữ C. Phần đuôi này giống như một chữ c nhỏ. Đây là một hoa tiết trang trí cho chữ C nhé! Các bạn có thể viết thấp xuống hoặc ngang bằng.

Tương tự như chữ C là chữ G sáng tạo. Chúng ta cũng tạo lại một chữ C sáng tạo, thêm nét khuyết dưới. Thêm phần đuôi giống như chữ C. Như thế là chữ G sáng tạo đã được viết một cách rất đẹp mắt.

Đối với chữ S, phần đầu cũng giống phần đầu của chữ C. Phần đuôi của chữ S, các bạn đưa cao lên gần 2 ô ly, cắt với phần đầu của chữ S nhé! Tiếp đó, đưa một vòng tròn, dừng ở đường kẻ 1 ô ly. Như vậy, chúng ta tạo được chữ S sáng tạo.

Với một phần đầu tương tự như thế, chúng ta cũng có thể tạo được chữ L sáng tạo. Phần đuôi của chữ L tương tự với phần đuôi của chữ D sáng tạo. Phần đuôi của chữ L, các bạn có thể viết bằng với đường kẻ đậm. Hoặc viết xuống dưới đường kẻ đậm cũng được nhé!

Hai chữ cuối cùng trong nhóm này là chữ E và chữ T được viết như sau. Phần đầu của chữ E sáng tạo cũng tương tự như vậy. Chúng ta viết chữ E có phần đuôi giống với phần đuôi của chữ C. Nét sáng tạo của chữ T cũng tương tự như thế. Phần đuôi giống với phần đuôi của chữ C. 

Đây là nhóm chữ sáng tạo có nét tương đồng. Khi chúng ta luyện tập một chữ sáng tạo trong nhóm thật tốt, thật đẹp. Sau đó những chữ còn lại chúng ta luyện tập có thể thực hành một cách dễ dàng.

Nét sáng tạo đứng

Cách viết nét sáng tạo đứng y hệt cách viết của nét sáng tạo nghiêng. Lưu ý rằng nét sáng tạo này được đứng theo đường kẻ dọc. Từ 2,5 ô ly, chúng ta đưa nhẹ đầu thật nhọn, dựa lưng vào đường kẻ, sau đó đi lên đường kẻ 2 ô ly. Điểm dừng bút cuối cùng là đường kẻ 1 ô ly. Nét sáng tạo đứng giúp bạn có thể viết được chữ sáng tạo như: P. R, B, D.

Khi viết được nét sáng tạo đứng, các bạn tạo thêm mái tóc. Phần mái tóc của chữ P, có thể viết to hơn một chút xíu. Thêm chân là chúng ta được chữ R. Viết lại chữ sáng tạo đứng, có thể viết được chữ P, thêm bụng là có được chữ B sáng tạo. Một chữ cái nữa là chữ D sáng tạo. Chữ D cũng được viết bởi nét sáng tạo đứng.

Nét khuyết dưới sáng tạo

Nét khuyết dưới sáng tạo được viết như sau. Viết giống nét khuyết dưới thông đường. Điểm dừng bút, các bạn kéo cao đến đường kẻ 2 ô ly. Ấn nhẹ một chút để tạo nhị hoa. Như vậy chúng ta đã tạo được nét khuyết dưới sáng tạo.

Nét khuyết dưới sáng tạo chỉ sử dụng với các chữ y, chữ g. Khi các chữ cái này ở cuối của tiếng đó, thì mới dùng được nét khuyết dưới sáng tạo. Ví dụ như các chữ “nghiêng”, “sáng”,…. Bài thực hành là viết bài thơ “ Nhớ quê”.

Nguyên tắc viết chữ đẹp

Cách rèn chữ viết hiệu quả cao