Quy định về viết hoa trong văn bản hành chính bạn cần biết

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Mục lục nội dung

Quy định về viết hoa trong văn bản hành chính bạn cần biết

Quy định về viết hoa trong văn bản hành chính. Yêu cầu được thể hiện trong thông tư số 01/2011/TT-BNV của Bộ Nội vụ khá rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhầm lẫn trong cách sử dụng. Vậy viết hoa như thế nào là đúng? Các bạn cùng tham khảo thông tin trong bài viết này nhé.

quy định về viết hoa

Quy định trường hợp cụ thể

Quy định về viết hoa trong văn bản hành chính đối với tên người. Với tên người Việt Nam, các chữ cái đầu âm tiết của tên người đều phải viết hoa. Chẳng hạn như Lý Thường Kiệt, Võ Nguyên Giáp… Đặc biệt, tên hiệu, tên gọi của các nhân vật lịch sử cũng phải viết hoa. Ví dụ như Vua Hùng, Bà Triệu, Ông Gióng… Với tên người nước ngoài được chuyển hóa sang tiếng Việt cũng cần lưu ý viết hoa theo quy tắc trên.

Tức là những cái tên như Mao Trạch Đông hay Kim Nhật Thành phải viết theo quy tắc viết hoa đã đề ra. Trường hợp không phiên âm qua tiếng Hán – Việt. Bạn phải viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất trong thành tố. Cách viết như sau: Mác Lê-nin, Phi-đen Cat-xtơ-rô… 

quy định về viết hoa

Quy định về viết hoa trong văn bản hành chính đối với tên địa lý. Tên địa danh được cấu tạo từ các danh từ chung cộng với tên riêng của địa danh đó. Nên bạn sẽ viết hoa tên riêng mà không cần viết hoa danh từ chung đứng trước. Cụ thể: quận Cầu Giấy, huyện Thanh Ba, thị xã Sông Công… Trường hợp tên đơn vị hành chính ghép từ danh từ chung với số, tên nhân vật lịch sử thì phải viết hoa tất cả (Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1). Trường hợp viết hoa đặc biệt là Thủ đô Hà Nội. Viết hoa các âm tiết tạo nên tên địa danh chỉ vùng, miền như Nam Kỳ, Nam Trung Bộ…

Đối với tên cơ quan, tổ chức nhà nước

Quy định viết hoa trong văn bản hành chính đối với tên cơ quan, tổ chức nhà nước. Các cơ quan, tổ chức, chức năng hoạt động của nó đều có tên được viết hoa chữ cái đầu. Ví dụ như Ban chỉ đạo trung ương về Phòng chống tham nhũng, Tổng cục Thuế, Bộ Thông tin và Truyền thông… Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn phòng Trung ương Đảng là trường hợp viết hoa đặc biệt. Còn tên cơ quan, tổ chức ngoài nhà nước đã dịch thì vẫn viết theo quy tắc trên như Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á, Liên hợp quốc… 

quy định về viết hoa

Quy định về viết hoa ở một số trường hợp khác

Quy định về viết hoa trong văn bản hành chính đối với tên danh hiệu vinh dự. Bạn cần viết hoa chữ cái đầu âm tiết tạo thành tên riêng và từ chỉ thứ hạng. Ví dụ như Huân chương Độc lập hạng Nhất, Anh hùng Lao động… Viết hoa tên chức vụ, học vị nếu đi với tên người cụ thể. Ví dụ như: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Phó Thủ tưởng, Giáo sư Viện sĩ Nguyễn Văn Huy…. Tiếp theo, phải viết hoa chữ cái đầu của từ chỉ tên gọi dùng trong trường hợp độc lập. Nó thể hiện sự trân trọng. Chẳng hạn Bác, Người (chỉ Chủ tịch Hồ Chí Minh), Đảng (chỉ Đảng Cộng sản Việt Nam)…

Tên các ngày lễ, kỷ niệm, sự kiện lịch sử cũng phải viết hoa chữ cái đầu của âm tiết tạo nên. Cụ thể: ngày Quốc khánh 2/9, Phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh… Tên văn bản pháp luật, sản phẩm báo chí, sách, ngày âm lịch, ngày tết, tên tôn giáo cũng có quy tắc tương tự. Ví dụ như Điều 10 Bộ Luật Lao động, năm Tân Hợi, đạo Thiên Chúa, lễ Phục sinh…

Quy định về viết hoa trong văn bản hành chính rất cụ thể, chặt chẽ. Bạn nên tìm hiểu, nghiên cứu thật kỹ để tránh xảy ra sai sót không đáng có.

5/5 - (200 bình chọn)

Để lại Lời nhắn