Làm thế nào để phân biệt dấu hỏi và dấu ngã?

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Mục lục nội dung

Làm thế nào để phân biệt dấu hỏi và dấu ngã?

Ngôn ngữ Tiếng Việt vô cùng phong phú và đa dạng, đặc biệt là về mặt dấu câu. Bởi vì chỉ cần vô tình viết sai dấu của một chữ đã làm nghĩa của cả câu thay đổi. Thế nên, không phải người Việt Nam nào cũng tự tin mình sẽ không viết sai dấu câu. Nhất là dấu hỏi và dấu ngã là hai dấu dễ nhầm lẫn và gây nhiều tranh cãi nhất. Vậy làm thế nào để phân biệt được dấu hỏi và dấu ngã? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

dấu ngã

Quy luật bằng trắc khi dùng dấu ngã

Dấu ngã có thể phân biệt qua luật bằng trắc. Quy luật bằng trắc được áp dụng cho các từ láy. Ngoài ra còn dùng cho từ lập láy – trong hai chữ sẽ có một chữ có nghĩa, một chữ thì không. Ví dụ như trong từ “vui vẻ”, chữ vui có nghĩa còn chữ vẻ thì không. 

– Luật trắc: Có nghĩa là trong danh từ lập láy. Chữ có dấu sắc hoặc không dấu thì sẽ đi với chữ có dấu hỏi. Ví dụ như từ “ hỏi han”, từ “han”không có dấu nên từ “hỏi” sẽ là dấu hỏi. Hoặc trong từ “mắng mỏ”,  chữ “mắng” có dấu sắc nên chữ “mỏ” sẽ có dấu hỏi.

dấu ngã

– Luật bằng: Có nghĩa là trong danh từ lập láy thì từ có dấu nặng hoặc dấu huyền sẽ đi với dấu ngã. Cụ thể như từ “ngỡ ngàng”, từ “ngàng” có dấu huyền nên từ đi kèm là “ngỡ” sẽ có dấu ngã. Hoặc từ “mạnh mẽ”, từ “mạnh” là dấu nặng nên chữ còn lại là” mẽ” sẽ là dấu ngã.

Chữ Hán Việt

Quy tắc để bỏ dấu ngã trong các từ có nguồn gốc Hán Việt được quy định một cách tương đối. Tất các các từ Hán Việt trong các chữ D, L, V, M, N đều viết bằng dấu này. Các từ Hán Việt không bắt đầu bằng năm chữ này sẽ được viết bằng dấu hỏi. Đơn giản như từ “vĩ đại”, nó bắt đầu bằng chữ V nên sẽ có dấu này. 

dấu ngã

Các quy luật khác

Một trong các trường hợp dấu ngã được sử dụng đó chính là trong các trạng từ. Tên họ cá nhân và tên quốc gia trong tiếng Việt cũng thường sử dụng dấu này. Một mẹo nữa đó chính là trừ thừa. Nếu trong câu bạn bắt gặp một từ đơn lẻ mà đang phân vân thì hãy áp dụng quy tắc bằng trắc. Sau đó ta có thể đoán nghĩa từ đó để biết nên đánh dấu hỏi hay dấu này. Ví dụ như câu “Em bỏ anh đi lẻ một mình”. Từ lẻ trong câu này có thể hiểu là “lẻ loi”, từ loi không dấu nên được viết với dấu hỏi.

Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những mẹo hữu ích để phân biệt dấu ngã và hỏi. Từ giờ bạn đã có thể tự tin để đánh dấu chính xác khi viết chữ rồi nhé. Chúc bạn thành công!

5/5 - (200 bình chọn)

Một Phản Ứng

  1. Loi Le 27 Tháng Mười, 2019

Để lại Lời nhắn