Chữ thư pháp Việt Nam và những dấu ấn lịch sử vẻ vang

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Mục lục nội dung

Chữ thư pháp Việt Nam và những dấu ấn lịch sử vẻ vang

Chữ thư pháp Việt Nam có một chỗ đứng đặc biệt đối với người Việt. Vào mỗi dịp tết đến xuân về, người dân có thói quen đến nhà Thầy Đồ xin chữ. Đây là món ăn tinh thần không thể thiếu được lưu truyền đến hôm nay. Vậy chữ thư pháp Việt Nam là gì? Nó có những đặc điểm nào khác với chữ thư pháp Trung Quốc? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bạn nhé!

chữ thư pháp Việt Nam

Ý nghĩa của chữ thư pháp Việt Nam

Chữ thư pháp Việt Nam có ý nghĩa về mặt phong thủy. Thầy đồ cho chữ bằng cách viết lên một hoặc nhiều chữ trên tờ giấy lớn. Nội dung thường mang tính giáo dục, ngợi ca hay thể hiện phương châm sống. Nét chữ được trình bày uốn lượn như rồng bay phượng múa. Thư pháp Việt được ví như đưa nghệ thuật viết chữ lên đỉnh cao, mang tính triết học.

Khi chọn nội dung để thể hiện trên trang giấy, người viết hết sức cẩn trọng. Ngoài thể hiện tài hoa, ý nghĩa bức thư pháp còn minh chứng cho kiến thức uyên thâm của người viết.

Các kiểu chữ trong chữ thư pháp

Chữ thư pháp Việt Nam có 5 kiểu chữ chính gồm:

chữ thư pháp Việt Nam

Chữ Chân Tự hay còn gọi là chữ Chân Phương. Đây là cách viết dễ đọc, dễ viết nhất, nét chữ giống với chữ thường.

Chữ Biến Tự hay còn gọi là chữ Cách Điệu. Khá giống với chữ Chân tự, nhưng được biến đổi để thể hiện phong cách riêng của người viết.

Chữ Mô Phỏng được viết dựa trên các kiểu chữ của nước khác. Nhìn chữ thư pháp Việt kiểu này tương tự như chữ Nhật, chữ Tàu…

Chữ Cuồng Thảo hay còn gọi là chữ Cá Biệt. Đây là kiểu chữ thể hiện rõ ràng phong cách của người viết nhất. Nét bút kiểu này rất phong khoáng, tự do và bay bổng. Được viết liền mạch nên khá khó đọc.

Chữ Mộc bản, đây là kiểu chữ thường được khắc trên mộc. Nhìn qua thì kiểu này giống chữ Hán – Nôm, nhưng nhìn kĩ lại là chữ Việt viết ngược.

chữ thư pháp Việt Nam

Các lối viết của thư pháp Việt Nam

Thư pháp Việt Nam được trình bày theo hai lối viết: Lối mai và lối trúc

Lối mai: Các nét chữ được viết mảnh mai theo từng nét chữ mềm mại. Lối này thích hợp để viết các ký tự chữ Latinh.

Lối trúc: Đây là lối viết mạnh mẽ, cuốn hút. Các đường nét được viết to, chắc chắn, mang thần thái của thư pháp chữ Hán.

Các nét chính của thư pháp Việt Nam

Chữ thư pháp Việt Nam chia làm các đường nét chính sau

Nét trụ: là nét kéo thẳng đầy mạnh mẽ, quyết liệt.

Nét tấn: là nét kéo ngang cũng đầy uy lực và sức mạnh.

Nét phác: gồm các nét phác ngang, dọc, xiên… Khi viết thì khởi bút, hành bút nhưng không có nét dừng bút mà được kéo đi luôn.

Nét vòng: là những nét khởi đầu và được kéo lại thành vòng nét cuối hướng về nét khởi đầu.

Nét móc: là những nét được khởi bút móc vòng xuống nhưng cuối nét không hướng về nét khởi, và khi thu bút không dừng lại mà kéo bút lên tạo ra một đường nhọn cuối nét.

Nét kéo: là những nét mỏng kéo dài theo hướng ngang, dọc hoặc vòng.

Nét lượn: là những nét cong gộp lại theo đường gợn sóng.

Trên đây là một số đặc điểm về chữ thư pháp Việt Nam. Hi vọng đó là những thông tin bổ ích về nghệ thuật thư pháp Việt.

5/5 - (200 bình chọn)

Để lại Lời nhắn