Mẫu chữ thư pháp – Nguồn gốc và các quy tắc bất thành văn

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Mẫu chữ thư pháp – Nguồn gốc và các quy tắc bất thành văn

Mẫu chữ thư pháp chuẩn cần đáp ứng các yêu cầu nhất định về hình dạng, khoảng cách, vị trí. Bài viết dưới đây sẽ diễn giải nguồn gốc và các quy tắc của bộ môn này. Từ đó, bạn có thể viết thư pháp một cách đúng nhất.

mẫu chữ thư pháp

Mẫu chữ thư pháp có từ bao giờ?

Trong văn hóa người Việt, mỗi dịp xuân về, người ta lại đi tìm các thầy đồ để xin chữ. Những tác phẩm này thường sẽ được mang về treo ở nhà. Nội dung của chữ là những câu chúc tụng, những chữ có ý nghĩa. Nó gần như là một món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống người Việt. Đây chính là nền móng hình thành bộ môn thư pháp của người xứ Nam. Nói cách khác, thư pháp chính là phương pháp viết chữ đẹp. Lối viết này thường được nhận những lời khen như “rồng bay phượng múa”. Nguồn gốc của thư pháp có xuất phát từ Trung Hoa và được nhiều nước Châu Á tiếp nhận, duy trì. 

mẫu chữ thư pháp

Mẫu chữ thư pháp của người phương Đông được tạo ra bằng giấy, bút lông và mực. Ngày trước, hầu như thư pháp được viết bằng chữ Hán. Ngày nay nó đã được cải tiến hơn. Bên cạnh thư pháp chữ Hán, Nôm, thư pháp còn được viết bằng chữ phổ thông. Trong khi đó, người phương Tây viết thư pháp bằng một loạt dụng cụ như bút, compa, eke. Họ luôn tuân theo một tỉ lệ nhất định với sự chính xác tuyệt đối. 

Chữ thư pháp chuẩn cần tuân theo quy tắc nào?

mẫu chữ thư pháp

Mẫu chữ thư pháp cần tuân theo quy tắc về hình dạng, chương pháp, ấn chương, vị trí đặt dấu. Theo đó, thư pháp thường được viết theo 4 hình dạng chính. Đó là hình chữ nhật đứng, hình chữ nhật ngang, hình vuông và hình mặt quạt. Bên cạnh đó, ấn chương cũng là một trong những quy tắc để tạo nên các mẫu thư pháp. Ấn chương còn có tên gọi khác là con dấu. Con dấu này khi khắc phải tuân theo các quy định rất nghiêm ngặt. Khắc chìm khi in ra sẽ có chữ trắng trên nền đen. Khắc nổi khi in ra sẽ có chữ đậm trên nền nhạt. Bên cạnh đó, có một vài mẫu con dấu nửa chìm nửa nổi vô cùng độc đáo. 

Vị trí đặt con dấu thường là bên phải phía trên, bên phải ngang và bên trái phía dưới. Các vị trí này có tên gọi lần lượt là nhân chương, yêu chương và danh chương. Nguyên tắc nhất vẫn phải kể đến quy định về chương pháp. Theo đó, đầu câu không được thụt vào, các hàng phải đều và dài bằng nhau. Không hàng nào được phép chỉ chứa 1 chữ và không dùng dấu chấm câu. Tuy nhiên, thư pháp Việt Nam đã được cải tiến cho phù hợp với văn hóa của người dân.

Mẫu chữ thư pháp chuẩn yêu cầu rất khắt khe. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể sáng tạo theo ý tưởng riêng của mình. Đến nay, môn nghệ thuật này gần như đã trở thành một món ăn tinh thần của người Việt. Nó giúp rèn luyện đức tính tốt, làm cho con người trân trọng hơn giá trị văn hóa, lịch sử.

5/5 - (222 bình chọn)

Để lại Lời nhắn