Nguồn gốc của thư pháp và ý nghĩa nghệ thuật thư pháp trong đời sống

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Nguồn gốc của thư pháp và ý nghĩa nghệ thuật thư pháp trong đời sống

Nguồn gốc của thư pháp bắt nguồn từ đâu nhỉ? Đó chắc chắn sẽ là thắc mắc của những người yêu chữ thư pháp. Người có thời gian khổ luyện chữ thư pháp lâu dài mà chưa biết về nguồn gốc. Hoặc những người đang manh nha có ý định rèn chữ thư pháp. 

nguồn gốc của thư pháp

Bài viết dưới đây giúp học viên cũng như người đam mê thư pháp có cái nhìn tổng quan. Về nguồn gốc và sự khởi đầu của thư pháp ở Việt Nam!

Thư pháp Việt Nam ảnh hưởng nhiều từ hệ thống thư pháp Trung Hoa 

Nguồn gốc của thư pháp Việt Nam ảnh hưởng nhiều từ nghệ thuật thư pháp của Trung Hoa. Khởi nguồn từ Trung Quốc và Ả Rập, nghệ thuật thư pháp du nhập vào Việt Nam. Từ đó trở thành một bộ môn nghệ thuật cổ truyền đến ngày nay.

Trước đó, vào đầu thế kỉ thứ 20, chữ Hán dần mất đi sự ảnh hưởng. Nó không còn được thịnh hành như trước nữa. Khi này chữ Hán, ông Đồ bất chợt trở nên trái mùa, không được may mắn gặp thời. Những học giả theo Tây học thời điểm này được đề cao hơn.

Đến cuối thế kỉ 20, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, chiến tranh kéo dài. Nó đã tác động đến thư pháp và các loại hình nghệ thuật khác dẫn đến không phát triển.

Tuy nhiên, từ năm 1990 nền kinh tế có sự hồi phục. Nghệ thuật thư pháp trở lại mạnh mẽ với nhiều hình thức khác nhau.

Giai đoạn nước ta hội nhập với nền kinh tế thế giới. Trong nước ta đã ra đời những thế hệ thư pháp rất hiện đại. Và đến ngày nay, có 2 khuynh hướng thư pháp phổ biến nhất. Đó là thư pháp cổ điển viết bằng thư pháp chữ Hán. Và thư pháp được viết hiện đại, cách điệu bằng chữ quốc ngữ.

nguồn gốc của thư pháp

Ý nghĩa việc “chơi chữ” và “trọng chữ” của người Việt

Ở các triều đại trước, Việt Nam đã luôn đề cao học vấn, đề cao người học, tri thức. Người Việt luôn có ý thức coi chữ và việc học, thi cử có ý nghĩa quan trọng. Bởi đó chính là phương thức để tạo nên những hiền tài tương lai cho quốc gia. 

Với người xưa, trong tất cả các nghệ thuật thì thú “chơi chữ” được mặc định là khó nhất. Và nó cũng là thú vui thanh cao nhất. Bởi người yêu chữ là những người có tâm trong sáng, có cốt cách, có tâm hồn cao thượng. Cái đẹp của chữ nghĩa ngoài đẹp về nét chữ, nó còn thể hiện cái “hồn” của người viết.

Rèn thư pháp cũng là một hình thức để rèn nhân cách. Người mới luyện viết chữ thư pháp sẽ qua cái đẹp của chữ mà rèn giũa tâm hồn. Còn người thưởng thức chữ thư pháp sẽ qua nét chữ độc đáo của người viết. Để “thưởng” chữ, ngẫm nghĩ làm cho đời sống tinh thần mình thêm phong phú hơn. Việc “chơi chữ” và “trọng chữ” thư pháp đồng thời sẽ tôn thêm giá trị của tiếng Việt.

Để học và làm chủ được nét chữ thư pháp. Học viên nên hiểu về nguồn gốc của thư pháp. Đồng thời phải là người có tâm và có đức, luôn khiêm nhường, giản dị. Không nên vội vàng học thư pháp chỉ vì vị danh, vị lợi. Bởi nếu người thiếu tâm, thiếu đức học luyện chữ thư pháp vội vàng. Thì chữ nghĩa viết ra sẽ rất vô hồn và nhạt nhẽo. Nếu có ai đó mượn thư pháp để mưu cầu danh lợi cho riêng mình. Thì người đó khó mà trở thành nhà thư pháp đích thực được.

Muốn viết thư pháp đẹp, sự kiên trì của người học đóng vai trò rất lớn. Nếu dễ chán nản, bỏ cuộc giữa chừng thì khó đạt đến đỉnh cao của môn nghệ thuật này!

5/5 - (206 bình chọn)

Không Có Câu Trả Lời

Để lại Lời nhắn