Chữ thư pháp tết – Nét văn hóa của dân tộc Việt Nam

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Mục lục nội dung

Chữ thư pháp tết – Nét văn hóa của dân tộc Việt Nam

Chữ thư pháp tết mang âm hưởng của ngày tết nguyên đán cổ truyền. Hình ảnh chữ tết đẹp theo kiểu chữ thư pháp cũng được rất nhiều người quan tâm. 

chữ thư pháp tết

Chữ thư pháp tết thể hiện cho truyền thống hiếu học

Mỗi đợt đầu năm, mọi người thường đi xin chữ treo trong nhà. Bởi lẽ chữ không chỉ dùng để diễn đạt tư tưởng, khai tâm, khai trí. Mà còn giúp diễn đạt tình cảm của con người nước Việt. Tùy vào cá tính, nghề nghiệp, lứa tuổi mà người ta thường xin những chữ khác nhau. Người đi học thường xin chữ Trí, Tài, Đăng khoa… Người buôn bán, kinh doanh xin chữ Lộc, Tín, Phát… Người cầu thành công xin chữ Thành, Đạt,… 

chữ thư pháp tết

Chữ thư pháp tết thường xin để tặng người già và xin chữ Thọ. Những chữ Phúc thư pháp, An, Tâm thường được xin tặng gia đình. Xin chữ cho con cái, người ta xin chữ Trí. Xin chữ cho cha mẹ, người ta xin chữ Hiếu. Chữ thư pháp tết vẫn là truyền thống từ xưa tới nay. Chỉ đến gần đây, người ta mới xin cả chữ Quốc ngữ vì loại chữ này dễ đọc, dễ hiểu. Còn các chữ Nho không chỉ có mặt chữ lạ lẫm với phần lớn mọi người, lại có nhiều ý nghĩa.

Nên xin chữ gì vào ngày tết?

Chữ thư pháp tết mang đến rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Vào tết nguyên đán mọi người thường xin những chữ biểu tượng cho sự trọn vẹn, an khang,… Dưới đây là một số chữ thư pháp tết thường được các gia đình hay xin nhất:

chữ thư pháp tết
  • Chữ Nhẫn thư pháp (忍): bao gồm chữ Đao (刀 – con dao) ở trên chữ Tâm (心 – trái tim).  Chữ Đao biểu trưng cho kỷ luật, mang tính khách quan, bị động. Chữ Tâm biểu trưng cho tâm hồn, mang tính chủ quan, tự do. Trạng thái nhẫn cũng giống như bị dao đâm. Tuy đau đớn nhưng vẫn phải chịu đựng để bình tĩnh xử lý.
  • Chữ An (安): bao gồm bộ Miên (宀- mái nhà) và bộ Nữ (女- con gái). Ý nói người con gái ở trong gia đình thì rất an toàn. Vì vậy, an mang nghĩa an toàn, bình an.
  • Chữ Thành (成): thành trong hoàn thành, ý nói làm chuyện gì cũng trọn vẹn.
  • Chữ Phú (富): gồm bộ Miên (宀 – mái nhà), bộ Khẩu (口- miệng) và chữ Điền (田- ruộng). Ý nói nhà chỉ có 1 miệng ăn, lại có 1 thửa ruộng thì chắc chắn giàu có. Chữ này thể hiện mong muốn ấm no, sung túc.
  • Chữ Cát (吉): thể hiện mong muốn mọi sự đều tốt đẹp. Chữ này gồm chữ Sĩ (sĩ tử, người có chí khí) ghép với bộ Khẩu (miệng). Ý chỉ những lời kẻ sĩ nói ra đều là lời hay ý đẹp.

Chữ thư pháp Đạo hiếu

  • Chữ Hiếu (孝): được ghép chữ Thổ (土 – đất) nằm trên và từ chữ Tử (子 – con) nằm dưới. Cùng với dấu / tượng trưng cho thanh kiếm. Ý chỉ con chống kiếm đứng trông phần mộ của bố mẹ. Chữ Hiếu mang ý biết ơn và trân trọng công sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ, ông bà.
  • Chữ Đạo (道): không chỉ mang nghĩa là đường đi. Chữ này mang trong mình ý nghĩa vô cùng lớn lao – đó là lẽ phải, luân thường, đạo lý. Cũng như Lão Tử (người sáng lập Đạo giáo Trung Hoa) từng nói rằng: Chữ đạo đạt đến “vô vi”.
  • Chữ Tâm thư pháp (心): làm việc gì mà cũng có “tâm”. Đặt hết cả con tim và khối óc mình vào đó thì kiểu gì cũng sẽ thành công.
  • Chữ Đức (德): đức trong đức độ
  • Chữ Tài (才): tài trong tài năng

Chữ thư pháp tết sẽ là món quà tặng đầy ý nghĩa. Đặc biệt cho những người thân và bạn bè vào mỗi dịp tết đến, xuân về.

5/5 - (211 bình chọn)

Để lại Lời nhắn