Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.
Mục lục nội dung
Những nguyên tắc xử lí tình huống sư phạm có thể bạn chưa biết
Nguyên tắc xử lí tình huống sư phạm như thế nào tốt nhất? Tình huống sư phạm trong trường học luôn xuất hiện rất nhiều. Tuy nhiên, những nguyên tắc cơ bản để xử lí vấn đề tốt nhất. Phần lớn giáo viên vẫn còn lúng túng và chưa nắm chắc. Bài viết chia sẻ nguyên tắc xử lí tình huống sư phạm để các thầy cô tham khảo.
Nguyên tắc xử lí tình huống sư phạm
Để trở cư xử khéo léo, tinh tế trong các tình huống sư phạm. Khi xử lí tình huống thầy cô nên tôn trọng những nguyên tắc sau:
Nguyên tắc xử lí tình huống đầu tiên đó là lắng nghe và thấu hiểu Giáo viên nên tinh tế, tìm hiểu toàn diện và hiểu nhiều nhất về các em học sinh của mình. Khi càng thấu hiểu các em thầy cô sẽ có biện pháp phù hợp với từng đối tượng.
Giáo viên cần phải tập giữ bình tĩnh trước mọi tình huống dù đơn giản hay phức tạp. Bởi chỉ khi bình tĩnh bản thân mới có thể tìm hiểu sự việc thấu đáo. Từ đó đưa ra quyết định đúng đắn.
Dù là học sinh cá biệt, hay học sinh thường xuyên gây gổ, không nghe lời. Thì khi xử lí tình huống sư phạm luôn dành cho các em sự tôn trọng. Đừng để bản thân nóng giận và buông những lời mắng chửi làm tổn thương học trò. Bởi ở độ tuổi học sinh là tuổi có lòng tự tôn rất cao. Và các em cũng rất dễ tự ái. Nếu xử lí không khéo sẽ làm cho tâm hồn các em bị tổn thương.
Thầy cô khi xử lí các tình huống sư phạm hãy cố gắng đặt mình vào vị trí của các em. Để nghĩ xem ở độ tuổi các em tại sao lại có hành động như vậy. Khi “khoảng cách thế hệ” được rút ngắn. Giáo viên sẽ dễ đồng cảm với học trò và quyết định xử lí tình huống bao dung hơn.
Cố gắng khích lệ, động viên những ưu điểm của học trò
Nguyên tắc xử lí tình huống không thể bỏ qua đó là dù là học sinh nào. Cũng nên cố gắng khích lệ, động viên những ưu điểm của học trò. Đừng kiệm lời khen với các em. Bởi học sinh nào cũng muốn được biểu dương. Nếu lời khích lệ đến đúng lúc, khéo léo. Nó như một đòn bẩy thúc đẩy các học sinh cố gắng, lỗ lực nhiều hơn.
Dù phải xử lí tình huống sư phạm rất nhiều tiêu cực. Thì thầy cô cũng hãy hướng đến một tương lai hướng thiện hơn. Khi các em mắc phải sai lầm, ngoài việc chỉ cho các em biết mình sai ở đâu. Thầy cô hãy tìm kiếm những mặt tích cực của học sinh. Để từ đó động viên, khích lệ các em tiếp tục cố gắng, sửa chữa lỗi lầm.
Hãy dùng thái độ thương yêu, một trái tim chân thành mong các em trở nên tốt hơn. Đặc biệt nên tinh tế góp ý vào những thiếu sót cụ thể. Nếu được nên hướng cho học sinh cách giải quyết cụ thể. Tuyệt đối không nhận xét chung chung. Bởi khi nhận xét quá chung chung, học sinh sẽ mơ hồ và dễ tái phạm sai lầm.
Sự bao dung sẽ luôn là điều ấm áp khích lệ học trò ứng xử tốt
Thầy cô, dù là người “cầm cân nảy mực” xử lí các tình huống sư phạm công bằng nhất. Nhưng cũng đừng quên thể hiện với các em tình cảm thiêng liêng của thầy cô và trò. Dùng tình yêu, sự bao dung sẽ luôn là điều ấm áp khích lệ học trò ứng xử tốt hơn.
Với những nguyên tắc xử lí tình huống sư phạm nếu nắm vững. Đôi khi trong xử lí giáo viên cũng vẫn không tránh được việc bị mắc sai lầm. Nếu sau sự việc, nhìn lại và thấy mình chưa đúng. Đừng ngại nhận sai sót về mình. Bởi sự dũng cảm thừa nhận của thầy cô, học sinh sẽ càng kính trọng và cảm phục.
Trên đây là một số những nguyên tắc xử lí tình huống sư phạm quan trọng. Hy vọng các thầy cô giáo sẽ trau dồi cho mình thêm kinh nghiệm, kiến thức. Để dựa vào đó có cách xử lí tình huống sư phạm khéo léo và hiệu quả nhất.
Không Có Câu Trả Lời